Home
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Home

Nơi Giao Lưu Học Hỏi, Chia Sẻ Kinh Nghiệm
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
-->
Số lần truy cập vào diễn đàn
Web Site Hit Counter
Stress Support
Lịch và Đồng hồ
Từ Điển Trực tiếp

Tra theo từ điển:



Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

"Chat" Với Admin
Tìm kiếm Google
Blog Radio
Đồng hồ
Lịch Vạn Sự
Tháng
Năm 

Share
 

 Thương nhớ mái gianh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
khanh_cr

khanh_cr

Tổng số bài gửi : 23
Sinh Nhật Sinh Nhật : 29/10/1994
Tham gia Tham gia : 02/10/2011
Tuổi : 29
Đến từ Đến từ : TP. Cam Ranh

Thương nhớ mái gianh Empty
Bài gửiTiêu đề: Thương nhớ mái gianh   Thương nhớ mái gianh EmptyFri Feb 17, 2012 8:30 pm

Xưa, quê tôi ở nhà mái rạ, mưa to không ồn như mái tôn, nắng hạ đỡ nóng bức hơn, đông về lại ấm áp như nhà có máy điều hoà nhiệt độ.

Xưa, quê tôi ở nhà mái rạ, mưa to không ồn như mái tôn, nắng hạ đỡ nóng bức hơn, đông về lại ấm áp như nhà có máy điều hoà nhiệt độ.

Gọi là mái gianh nhưng ở quê tôi lợp bằng rạ, phần gốc của cây lúa.

Rạ vụ chiêm ngắn cứng chỉ để đun nấu. Riêng vụ mùa óng dài mới lợp nhà được. Khi gặt lúa tháng mười, người ta xén rạ lại, trải phơi ngoài đồng cho đến khô, bó tròn gánh về nhà. Không hiểu sao đã bốn chục năm qua, tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác bị trì kéo ê ẩm toàn thân khi gánh rạ ngược gió.

Nhà nào sẵn tiền mua nứa về chẻ hom đan thành từng tấm gọi là đánh gianh. Cũng là mái gianh, ở vùng đồng bãi pha cát trồng mía, đánh gianh bằng lá mía. Ở đồng bể nước lợ, đánh gianh bằng cói, ở đồng rừng thì có cỏ tranh. Trung du có mái cọ, mái gội, mái kè… bền và đẹp hơn…

Những tấm gianh được xếp lần lượt gối đầu buộc chặt từng lớp, phủ kín mái nhà. Còn có kiểu lợp đơn giản hơn, không phải đánh gianh chỉ giũ rối rạ, rồi rút ra cột từng bó bằng người ôm, dùng sào dài xóc chéo đưa lên rải đều từng lớp, thỉnh thoảng buộc một nút lạt vào đòn tay, cứ lợp được vài thước lại dùng sào khua đập cho phẳng. Lợp nhà kiểu này tuy nhanh nhưng phải kén người cẩn thận, khéo tay để tránh bị dột.

Làng tôi có ông Du họ Nguyễn Tả là người lợp nhà khéo có tiếng, vài chục năm trước đã cùng vợ con vào khai hoang ở đất Lâm Đồng, gần đây gặp lại, nhắc đến cái thời đi lợp nhà thuê. Ông lão ngót tám mươi tuổi vẫn cười khề khà, mắt nheo nheo ra chiều còn nhớ lắm!

Ở nhà mái rạ cũng nhiều cái hơn hẳn! Mưa to không ồn như mái tôn, tiếng mưa đêm vỗ lên mái rạ nghe êm mềm, nhè nhẹ đưa ta vào giấc sâu. Nắng hạ, nhà mái rạ cũng đỡ nóng bức hơn. Đông về, gió lạnh gầm gào trên nóc, nằm ổ rơm, dưới mái rạ, tường trát đất kín gió… cũng ấm áp như nhà có máy điều hoà nhiệt độ hôm nay. Chỉ khi gặp bão, nhà lợp theo kiểu giũ rối dễ bị tốc mái hơn lợp bằng tấm gianh. Mái rạ vài ba năm lại phải thay mới. Sau một hai mùa mưa nắng, mái ngả màu ghi xám, trông bàng bạc như vai áo người nông dân mồ hôi muối đã bợt bạt với nắng mưa.

Ngót ba chục năm “tha phương cầu thực”, mỗi lần nhớ quê xa, tôi lại đọc thầm câu lục bát nhuần nhị như ca dao của Trần Đăng Khoa: “Mái gianh ơi hỡi mái gianh/Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương”, và lần nào cũng vẹn nguyên một cảm xúc rưng rưng…


Từ khi có các giống lúa mới ngắn ngày, rạ cũng ngắn như rạ chiêm xưa, lại sẵn than đun nấu nên nhiều nhà đã làm theo dân Nam bộ: đốt rơm rạ ngay ngoài ruộng làm phân, khỏi phải chuyển về nhà rồi lại mang tro bếp ra đồng, cũng là “nhất cử lưỡng tiện”.

Làng tôi giờ đây không còn một mái rạ nào, đa phần là mái tôn và mái bằng bê tông, ngõ xóm đường làng cũng bê tông, cả làng là một “cục” xi măng! Nhìn kỹ vẫn còn mươi mái ngói, đấy là những ngôi nhà hàng trăm tuổi, con cháu muốn lưu giữ để ghi nhớ và thờ cúng tổ tiên, hoặc là những hộ nghèo vẫn chịu cảnh tường con kiến, mái khấp khểnh ngói loại ba của hợp tác xã thời bao cấp. Hình ảnh sương lam chiều cùng khói bếp quyện vào nhau la đà lan toả trên mái rạ bờ tre, đẹp ám ảnh như trong tranh thuỷ mặc… giờ đã không còn nữa! Ít nhà khá giả đã có bếp gas, bếp điện, nhưng cả làng đến bữa vẫn khét lẹt mùi bếp than tổ ong.

Cũng chẳng biết phúc hay hoạ? Làng tôi bây giờ nằm giữa hai con đường lớn, phía tây là quốc lộ 1A, phía đông là đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Thật là đắc địa cho các nhà đầu tư! Xã bên cạnh đã bán đất 50 năm cho một hãng bia nước ngoài. Họ chiếm nhiều ha ruộng nhưng rồi chỉ thuê mươi người bảo vệ và phát cỏ. Ở giữa dựng mấy khu nhà rộng kín mít, chẳng thấy động dạng gì, xung quanh rào chặt. Hỏi thì nói: đây là trạm trung chuyển bia (!) Dân và cán bộ xì xào: bà phó chủ tịch tỉnh (tại thời điểm giao đất) có cổ phần ở hãng bia đó! Hư thực làm sao biết được hở giời!

Đồng làng tôi cứ thu hẹp dần như “Miếng da lừa” của cụ Balzac. Vài thửa ruộng đã biết “phá thế độc canh, chuyển đổi cơ cấu” thay lúa bằng rau cao cấp và hoa, nhưng tiệt không thấy tiếng ong, màu bướm, cả những cánh cò đã chao liệng trong tuổi thơ chúng tôi nay cũng đi đâu mất… Mương máng thuỷ lợi sủi bọt đen ngòm. Hồ ao ven làng nhất loạt bị san lấp làm nhà ở. Nước thải trong làng tù đọng ngấm xuống tại chỗ, giếng khoan các hộ ngày một sâu hơn để tìm nước sạch…

Rồi chuyện kiện cáo vì đất đai hương hoả, thừa kế liên tiếp xảy ra. Thi nhau bán bớt ruộng vườn. Đất tưởng chừng cũng toát mồ hôi vì chạy theo giá tăng từng ngày. Chú tôi và cũng là thầy giáo của tôi hồi cấp 1, cụ dạy tiểu học từ thời Pháp thuộc, sau được lưu dung, lưu dụng gì đó, về hưu năm 1971. Đã tám mươi sáu tuổi nhưng chưa hề bị lẫn. Một lần được hầu rượu cụ tại quê, nghe người than thở, các anh biết rồi: Tổ quốc là đất nước. Nay “đất” bị bán, “nước” bị ô nhiễm, rồi tương lai sẽ ra sao? Ngụm rượu đột nhiên đắng ngắt trong miệng tôi!
Về Đầu Trang Go down
 
Thương nhớ mái gianh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề nghị hạ bậc thi đua thượng sĩ Luân
» hai mảnh giấy yêu thương
» Tình yêu có thực giữa đời thường
» Yêu thương quá nhiều sẽ hóa những niềm đau
» Thương hiệu Beeline sắp “khăn gói” rời khỏi Việt Nam?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Home :: Vườn Ươm Hạt Giống Tâm Hồn :: Hạt Giống Quê Hương-
vBCredits I v. 1.5.1 Gold ©2001-2010, PixelFX Studios Ltd.
Hosted by Forumotion Powered by PHPbb2
Rip skin by cubimtq.

http://firstdancestudio.3forum.biz/ | http://petscantho.forums1.net/ | www.diendanvetinh.com.vn | http://khanhhoa.forumvi.com